Bifidobacterium là gì?

Bifidobacterium là một giống vi khuẩn được tìm thấy chủ yếu trong ruột già. Câu hỏi thường gặp này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn về Bifidobacterium.

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu:

Có nhiều chủng vi khuẩn khác nhau trong chi Bifidobacterium (từ số nhiều là Bifidobacteria và bạn cũng có thể đã gặp). Giống vi khuẩn thực chất là một cấp bậc phân loại của vi khuẩn và trong giống Bifidobacterium cũng có một số loài, bao gồm Bifidobacterium infantisBifidobacterium lactis, và Bifidobacterium breve.

Mỗi loài Bifidobacterium lại có nhiều chủng khác nhau, chẳng hạn như chủng được nghiên cứu kỹ lưỡng Bifidobacterium Lactis BB-12, tất cả đều có những đặc điểm và chức năng khác nhau trong cơ thể. Cách tốt nhất để bảo đảm rằng bạn đang sử dụng đúng những loại lợi khuẩn phù hợp với bạn nhất là hãy xem xét những chủng chuyên biệt được sử dụng trong thực phẩm bổ sung lợi khuẩn sống. Hãy đọc về sự khác nhau giữa loài và chủng vi khuẩn để tìm hiểu thêm.

Bifidobacterium có tác dụng gì?

Chúng tôi thường nhận được câu hỏi ‘Bifidobacteria có lợi hay có hại?’ và câu trả lời là chúng rất ‘có lợi’!

Cũng giống như các vi khuẩn khác, công dụng của chi Bifidobacterium rất đa dạng và độc đáo tuỳ thuộc vào từng chủng cụ thể. Ví dụ, những chủng sau đây đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích về sức khoẻ giúp hỗ trợ điều trị hàng loạt tình trạng sức khoẻ khác nhau:

Bifidobacterium lactis BB-12® nổi tiếng cải thiện nhu động ruột giúp đi tiêu đều đặn1

Bifidobacterium breve M-16V® có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm2 và dị ứng3,4 ở trẻ sơ sinh.

Bifidobacterium lactis HN019 đã được chứng minh là giúp cải thiện thời gian vận chuyển qua ruột8 và sức khoẻ tiêu hoá nói chung.

Bifidobacterium lactis Bl-04® nổi tiếng giúp hỗ trợ sức khoẻ miễn dịch10 và cải thiện các triệu chứng dị ứng ở trẻ em bị viêm mũi dị ứng (hay faver)11

Ngoài ra, các chủng Bifidobacterium cũng có một số đặc điểm chung, một trong số đó là khả năng phân hủy carbohydrate phức tạp trong ruột. Axit lactic được tạo ra từ quá trình lên men làm giảm độ pH của ruột và giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các chủng Bifidobacterium có xu hướng đóng vai trò tăng cường khả năng miễn dịch tổng thể và rất cần thiết trong việc duy trì đường tiêu hóa khỏe mạnh. Hoạt động của Bifidobacteria giúp các loài khác có thể tồn tại và phát triển. Acetate, một axit béo chuỗi ngắn (SCFA) do Bifidobacteria sản sinh ra, nuôi dưỡng các vi khuẩn khác tạo ra butyrate, một axit béo chuỗi ngắn có tác dụng nuôi dưỡng niêm mạc ruột và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Bifidobacterium được tìm thấy ở đâu?

Bifidobacteria (đôi khi còn được gọi là Bifido) được tìm thấy chủ yếu ở người và động vật. Đây là chi vi khuẩn phổ biến nhất trong hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sơ sinh, cũng là những vi sinh vật đầu tiên xâm nhập đường ruột khi em bé đi qua đường sinh. Từ khi sinh đến khi được khoảng 3 tuổi vi khuẩn Bifidobacterium chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ. Sau thời gian này mức độ giảm đáng kể xuống mức của người trưởng thành và chiếm khoảng 5% hệ vi sinh vật đường ruột5.

Happy infant
Bifidobacterium là vi khuẩn có số lượng nhiều nhất trong hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sơ sinh

Thực phẩm bổ sung Bifidobacterium nào tốt nhất?

Như đã giải thích, có nhiều chủng Bifidobacterium khác nhau. Thực phẩm bổ sung tốt nhất cho bạn là loại có chứa các chủng phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn.

Ngoài ra, khi chọn thực phẩm bổ sung vi khuẩn sống Bifidobacterium tốt nhất, hãy kiểm tra xem chủng vi khuẩn này có đủ bằng chứng khoa học chứng minh cho khả năng sống sót của nó trong ruột và có được nghiên cứu cụ thể cho tình trạng sức khoẻ mà bạn muốn hỗ trợ hay không.

Các sản phẩm của chúng tôi có chứa các chủng Bifidobacteria gồm:

Bạn nên dùng bao nhiêu Bifidobacterium?

Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào lý do tại sao bạn dùng thực phẩm bổ sung men vi sinh. Một số tình trạng sức khoẻ đòi hỏi phải bổ sung một lượng (số lượng hàng tỷ) lớn hơn so với các tình trạng sức khoẻ khác để đạt được hiệu quả. Lượng Bifidobacterium bạn dùng cũng phụ thuộc vào độ tuổi, như trong trường hợp của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Hãy nhớ rằng số tỷ lợi khuẩn cao hơn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với chất lượng cao hơn – việc sử dụng đúng chủng lợi khuẩn phù hợp với bạn có ý nghĩa quan trọng nhất, ngay cả khi chúng có số lượng ít hơn.

Ví dụ. liều khuyến nghị cho sản phẩm Baby Drops (Giọt Cho Em Bé) của chúng tôi là tám giọt mỗi ngày trong khi đối với sản phẩm Bifido & Fibre (Hỗ Trợ Giảm Táo Bón & Bổ Sung Chất Xơ) thì liều dùng ban đầu là một gói một ngày sau đó có thể tăng lên đến bốn gói một ngày nếu cần.

Luôn làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất như được in trên bao bì sản phẩm.

Những thực phẩm nào chứa Bifidobacteria?

Nhiều loại thực phẩm rất giàu Bifidobacterium, chẳng hạn như sữa chua và các sản phẩm từ sữa.

Thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như táo, chà là, đậu lăng, việt quất, và súp lơ xanh, đều có thể giúp vi khuẩn Bifidobacterium của bạn phát triển, vì vậy rất đáng để được đưa vào thực đơn hàng ngày của bạn.

Chế độ ăn ít chất xơ là nguyên nhân dẫn đến vi khuẩn không được đa dạng và phong phú, trong khi chế độ ăn giàu carbohydrate không thể tiêu hóa này làm tăng Bifidobacteria và Lactobacilli trong ruột.

Tất cả các loại thực phẩm lên men đều là nguồn Bifidobacteria, đặc biệt là sữa kefir, bánh mì bột chua, dưa cải bắp, kim chi và các loại rau lên men khác. Người ta đã phát hiện ra rằng thực phẩm lên men có chứa vi khuẩn axit lactic, chẳng hạn như sữa lên men và các sản phẩm sữa chua có tác dụng làm tăng mức độ Bifidobacteria và Lactobacilli.

Bạn có thể tìm hiểu thêm Lactobacillus tại Câu hỏi thường gặp Lactobacillus là gì? 

Câu hỏi thường gặp này được trả lời bởi Nhà trị liệu dinh dưỡng Helen Morton, Chứng chỉ đào tạo liệu pháp dinh dưỡng (DipION)

Tham khảo

  1. Eskesen, D. et al. (2015), ‘Effect of the probiotic strain Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12® on defecation frequency in healthy subjects with low defecation frequency and abnormal discomfort: a randomised, double-blind, placebo-controlled, parallel-group trial’, British Journal of Nutrition, Nov 28: 114(10) :1638–1646.
  2. Hattori K et al. (2003). Effects of administration of bifidobacteria on faecal microflora and clinical symptoms in infants with atopic dermatitis . Arerugi, 5, 387.
  3. Taniuchi S et al. (2005). Administration of Bifidobacterium to infants with atopic dermatitis: changes in faecal microflora and clinical symptoms. The Journal of Applied Research, 5 (2): 387-396.
  4. Ezaki et al. (2012). Prophylactic probiotics reduce cows milk protein intolerance in neonates after small intestine surgery and antibiotic treatment presenting symptoms that mimics postoperative infection. Allergology International, 61 (1): 107-113.
  5. Roger LC et al., "Examination of faecal Bifidobacterium populations in breast- and formula-fed infants during the first 18 months of life.," Microbiology, vol. 156, no. 11, pp. 3329- 3341, 2010.
  6. Boon Wong C (2022) https://www.foodingredientsfirst.com/news/breakthrough-morinaga-milk-study-sheds-light-on-bifidobacteria-impact-on-hmos-and-infant-gut-microbiome.html
  7. Zakharova I.N., Berezhnaya I.V., Skorobogatova E.V. Fermented milk-based baby drinks fortified by prebiotics and probiotics: impact on the health of infants and young children. Russian Journal of Woman and Child Health. 2022;5(3):253–261 (in Russ.).
  8. Waller, P. A. et al., (2011) ‘Dose-response effect of Bifidobacterium lactis HN019 on whole gut transit time and functional gastrointestinal symptoms in adults’. Scandinavian Journal of Gastroenterology. 1057–1064
  9. Desbonnet L. et al (2008), ‘The probiotic Bifidobacteria infantis: an assessment of potential antidepressant properties in the rat’, Journal of Psychiatric Research, 43(2):164-74.
  10. Turner et al., (2017) ‘Effect of probiotic on innate inflammatory response and viral shedding in experimental rhinovirus infection – a randomised controlled trial’ Beneficial Microbes, 8(2): 207-215
  11. Ouewhand et al, (2009) ‘Specific probiotics alleviate allergic rhinitis during the birch pollen season’, World Journal of Gastronenterology, 15: 3261-3268.